Địa chỉ may đồng phục đẹp nhất tại hà nội chỉ có tại Đồng phục bốn mùa. Tell: 0969.228.488

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Bộ Lao động Anh ủng hộ việc giảm chi phí đồng phục học sinh

Ngày 25/8, bà Angela Rayner, Bộ trưởng Lao động Anh viết thư kêu gọi Bộ Giáo dục nước này chấm dứt sự vô lý về giá đồng phục học sinh.

"Tôi hy vọng ông sẽ thực hiện đúng cam kết trước đây của Chính phủ trong việc đưa ra hướng dẫn về chi phí đồng phục", bà Angela Rayner viết. Bốn năm trước, Bộ Giáo dục Anh cam kết không phân phối độc quyền đồng phục, tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa thể thực hiện.

Bà Rayner phân tích so với mức thu nhập 2.400 bảng một tháng của một gia đình Anh, việc bỏ ra 340 bảng cho một bộ đồng phục là "chi phí vô lý".


Học sinh Anh mặc đồng phục của nhà trường. Ảnh: Childrenofintegrity. 

Hiện tại, hơn một phần tư trường học tại Anh yêu cầu mỗi học sinh có từ một đến ba bộ đồng phục gắn logo của nhà trường với mức giá cao, không cho phép phụ huynh mua tại siêu thị hay cơ sở phân phối khác. Điều này dẫn đến việc trẻ phải mặc đồng phục không phù hợp, thậm chí bị đuổi về nhà vì mặc nhầm quần áo.

Hiệp hội Trẻ em Vương quốc Anh cho biết, năm học mới bắt đầu, mỗi gia đình sẽ chi tiêu trung bình khoảng 340 bảng cho một học sinh ở độ tuổi trung học, tăng 7% kể từ năm 2015; trẻ tiểu học là 255 bảng, tăng 2% so với năm 2015.

Bộ Lao động Anh tuyên bố sẽ thúc giục và chờ đợi phản hồi của Bộ Giáo dục.
Share:

Nữ sinh bị cấm vào lớp vì không mặc vừa đồng phục

ANH Kada Jones bị yêu cầu ra khỏi lớp do không mặc váy đồng phục vốn quá nhỏ của trường Cộng đồng Portchester ở Hampshire.

Trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, nữ sinh lớp 10 buộc phải mặc chiếc váy khác với đồng phục do thân hình quá cỡ của mình. Thay vì những chiếc váy dài đến đầu gối màu xám mà trường yêu cầu, Kada đã mặc một chiếc váy cùng màu nhưng kiểu dáng khác. Nữ sinh cho biết đã mặc chiếc váy này suốt năm học qua mà không bị phàn nàn.

Tuy nhiên, đến năm học mới, Kada được thông báo nếu không mặc váy theo quy định, cô sẽ phải học một mình hoặc không được đến trường. Hiệu trưởng trường Cộng đồng Portchester khẳng định chiếc váy không phù hợp với quy định.

Bất chấp thông báo, Kada vẫn đến trường hôm 11/9 và thậm chí còn tham dự hai tiết học buổi sáng, trước khi bị đuổi về.

"Tôi khóc suốt 5 ngày qua. Tôi không hiểu mình đã làm sai điều gì. Mọi người chỉ bị cô lập khi làm sai điều gì đó, nhưng họ đối xử với tôi như thể tôi không phải là con người. Những gì tôi muốn là được đi học", Kada nói hôm 14/9, cho biết bị tổn thương vì cách hành xử của nhà trường.


Kada Jones (trái) và mẹ Carleen Jones. Ảnh: Solent News.

Mẹ của Kada, Carleen Jones, 54 tuổi, cho biết con gái của bà hoàn toàn khỏe mạnh và rất bức xúc khi thấy nhà trường thay đổi suy nghĩ về chiếc váy. "Con bé đã học lớp toán của hiệu trưởng vào năm ngoái và ông ấy không bao giờ ý kiến về chiếc váy. Nếu con bé ăn mặc hầm hố hay gì đó tương tự, tôi có thể hiểu, nhưng chiếc váy này giống như váy đồng phục và nó hoàn toàn ổn", Carleen chia sẻ.

Richard Carlyle, hiệu trưởng trường Cộng đồng Portchester ở Fareham, Hampshire, miền nam nước Anh, nói rằng tất cả các học sinh phải tuân theo quy định. "Đó là những chiếc váy có độ dài và chất liệu phù hợp. Học sinh có nghĩa vụ mặc đồng phục một cách đúng đắn", Carlyle nói.
Share:

Cha mẹ Anh gặp khó vì đồng phục của con

Năm học 2019-2020, giá đồng phục học sinh nhà trường đưa ra khiến vợ chồng anh Howard thấy vô lý vì đắt gấp đôi giá tại siêu thị gần nhà.

Vợ chồng Howard và Karen Callaway chia sẻ thấy sốc khi biết về chi phí đồng phục của các con khi bước vào năm học mới. Hai con lớn của Howard là Eddison và em gái Loveden đang học tại trường tiểu học Dorchester Road ở Hull. Đồng phục có huy hiệu của trường bao gồm áo polo màu vàng hoặc xanh giá 7,5 bảng và áo choàng màu xanh giá 12 bảng.

"Cùng mặt hàng đó nếu mua ở siêu thị gần nhà, áo polo giá 2,5 bảng còn 6 bảng là giá của áo khoác xanh. Chi phí đồng phục vô lý như vậy rất khó để gia đình tôi chi trả", Howard nói.  


Howard và hai con của mình, Eddison và Loveden. Ảnh: Mirror

Cũng như gia đình Howard, chị Chloe Adoma, 27 tuổi, là mẹ của 6 đứa trẻ và 4 trong số đó sẽ cùng học cấp 2 trong hai năm tới. Năm học này, Chloe đã phải chi khoảng 200 bảng Anh chỉ  cho quần áo đi học của một đứa trẻ.

"Chi phí đồng phục sẽ là cơn ác mộng khi chúng tôi có bốn đứa trẻ học chung cấp 2. Việc này sẽ gây ra gánh nặng tài chính với gia đình tôi", Chloe nói.

Theo một nghiên cứu quốc gia của Bộ Giáo dục Anh, vào năm học mới, cha mẹ cần bỏ ra trung bình 230 bảng để mua đồng phục, bao gồm quần, áo, váy, giày... có gắn logo của trường cho một đứa trẻ ở độ tuổi đi học.

Theo Khảo sát chi phí sinh hoạt và lương thực của Văn phòng Thống kê quốc gia (Official for National Statistics), thu nhập trung bình của một gia đình tại Anh khoảng 28.400 bảng một năm, tức gần 2.400 bảng một tháng. Mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống của cả gia đình đều được dùng từ khoản thu nhập này.


Đồng phục có logo của nhà trường đang trở thành gánh nặng chi phí của cha mẹ tại Anh. Ânh: Hackey New Primary School

Học sinh trong bộ đồng phục của trường. Ânh: Hackey New Primary School

Hiệp hội Trẻ em Vương quốc Anh cho biết, khi năm học mới bắt đầu, mỗi gia đình sẽ chi tiêu trung bình khoảng 340 bảng cho một học sinh ở độ tuổi trung học, tăng 7% kể từ năm 2015. Đối với một trẻ ở tiểu học, con số này là 255 bảng, tăng 2% so với năm 2015.

Một trong những lý do khiến phụ huynh phải chi thêm tiền cho con đi học là nhà trường bắt buộc gia đình mua đồng phục cho con từ một nhà phân phối duy nhất. Các bậc cha mẹ tại Anh bày tỏ mong muốn Chính phủ và ban giám hiệu nhà trường theo chủ trương của xứ Wales, tức là học sinh chỉ cần mặc quần áo đúng theo màu được quy định, còn cha mẹ và các em được chủ động quyết định kiểu dáng, loại vải và xuất xứ của bộ quần áo. Việc này sẽ giúp các gia đình lựa chọn những bộ trang phục phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Share:

Động Lực thiết kế đồng phục cho đoàn Việt Nam dự SEA Games 30

Công ty CP Động lực tài trợ trang phục thể thao thương hiệu Jogarbola(JGBL) cho 650 vận động viên đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 30.

Doanh nghiệp cho biết trong đó có gần 1.000 bộ suvec, hơn 1.500 áo phông tập luyện, di chuyển, giầy thể thao và ba lô với tổng trị giá trên 2 tỷ đồng. JGBL là thương hiệu Nhật Bản được Tập đoàn Động Lực sản xuất và phân phối tại Việt Nam.

Trước đó, Động Lực và JGBL tổ chức một fashion show công bố bộ sưu tập trang phục của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30. Công ty cũng nhận bằng khen 30 năm cống hiến cho thể thao Việt Nam từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. Chương trình có sự góp mặt trình diễn của các vận động viên và người nổi tiếng.

Rầm rộ công bố Trang phục tham dự SeaGames 30 của Đoàn thể thao Việt Nam (xin bài edit) - 8
Ông Lê Văn Thành - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Động Lực (bên trái) nhận bằng khen vì 30 năm cống hiến cho thể thao Việt Nam từ Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện (phải).

Ông Lê Văn Thành - Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty Công ty CP Động Lực cho biết, các bộ trang phục lần này có màu sắc tươi sáng, kiểu dáng hiện đại, chất liệu đặc biệt phù hợp cho luyện tập và thi đấu. "Chúng tôi mong muốn đem lại sự thoải mái và tiện lợi nhất cho các vận động viên, giúp họ có được phong độ đỉnh cao và giành thật nhiều thành tích tốt khi thi đấu", ông nói.

Đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 30 gồm 650 vận động viên, tranh tài ở 43 trên tổng số 56 môn và phân môn. Chỉ tiêu cho đoàn thể thao Việt Nam ở đại hội lần này là từ 70-72 HCV, lọt top 3 toàn đoàn. 


Rầm rộ công bố Trang phục tham dự SeaGames 30 của Đoàn thể thao Việt Nam (xin bài edit) - 5
Các vận động tự tin catwalk trong Fashion show Công bố trang phục SeaGames 30 hồi tháng 11.

Thành lập vào tháng 11/1989, Động Lực đã có 30 năm kinh nghiệm cung cấp trang phục thể thao qua các kỳ Olympic, ASIAD, SEA Games và các giải chuyên nghiệp. 


Rầm rộ công bố Trang phục tham dự SeaGames 30 của Đoàn thể thao Việt Nam (xin bài edit) - 6
Diễn viên Hồng Đăng tham gia sự kiện công bố đồng phục của đoàn thể thao Việt Nam.

Đại diện công ty cho biết, đơn vị có chiến lược trở thành một trong những tập đoàn thể thao lớn mạnh hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất phân phối xuất nhập khẩu trang thiết bị thể dục thể thao; trang thiết bị chăm sóc sức khỏe; sản xuất kinh doanh thiết bị giáo dục, tư vấn xây dựng công trình thể dục thể thao.
Share:

Nữ sinh phản đối quy định đồng phục

ANHSáng 6/9, hơn 150 nữ sinh và phụ huynh biểu tình trước cổng trường liên cấp Priory Lewes yêu cầu nhà trường hủy quy định đồng phục trung tính.

Cuộc biểu tình bắt nguồn từ quy định của trường Priory Lewes (hạt Đông Sussex) năm 2017, yêu cầu học sinh bất kể nam hay nữ mặc đồng phục trung tính để tôn trọng và ủng hộ học sinh chuyển giới.

Ban đầu, quy định được áp dụng cho những học sinh mua đồng phục mới, những em dùng đồng phục cũ vẫn được chấp nhận. Đến tháng 9/2019, nhà trường yêu cầu 100% học sinh mặc đồng phục trung tính, đồng nghĩa nữ sinh đang mặc váy phải mua đồng phục mới, chuyển sang mặc quần dài. Nhiều em lớp 12, chỉ học ở trường một năm nhưng vẫn phải mua đồng phục mới.


Libby Murray (phải) và Nina Cullen giơ biển phản đối trước cổng trường liên cấp Priory Lewes vào sáng ngày 6/9. Ảnh: PA.

Không đồng tình, nhiều nữ sinh quyết định không mua đồng phục mới và mặc váy đến trường. Các em bị cấm vào trường, dẫn đến cuộc biểu tình hôm thứ sáu. Cảnh sát địa phương đã tới kiểm soát đám đông.

Đứng ngoài cổng trường, các nữ sinh cho rằng việc mua đồng phục mới sẽ dẫn đến lãng phí quần áo, thúc đẩy ngành thời trang nhanh gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều phụ huynh cho hay hoàn cảnh gia đình không cho phép họ mua đồng phục mới cho con. "Quy định này không công bằng với nữ giới vì chỉ nữ sinh mới phải thay đổi đồng phục trong khi nam sinh thì không", phụ huynh Sheila Cullen (57 tuổi) nói và cho rằng đây thực chất là chính sách phân biệt giới tính nguỵ tạo bằng mác "đồng phục trung tính".

Người phát ngôn của trường Priory Lewes tuyên bố đồng phục được thiết kế đảm bảo tính thoải mái, truyền cảm hứng học tập cho học sinh. "Chúng tôi không muốn học sinh cảm thấy áp lực vì bị đóng khung bởi những gì các em mặc và khuyến khích niềm tin, sự đam mê", người này nói.

Cảnh sát địa phương cho biết cuộc biểu tình diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, không ghi nhận bất kỳ thương tích nào.
Share:

Giải mã đồng phục xanh dương của cảnh sát Mỹ

MỸ Cụm từ "phòng tuyến xanh mỏng manh" dùng để chỉ vai trò bảo vệ của cảnh sát trong trang phục truyền thống màu xanh dương.

"Phòng tuyến xanh mỏng manh" được coi là tượng trưng cho hàng rào ngăn cách giữa một bên là sự ổn định, phát triển của nhân dân với một bên là tình trạng hỗn loạn, không tuân thủ pháp luật. Nhưng tại sao cảnh sát ở Mỹ lại gắn liền với màu xanh dương?


Một cảnh sát Mỹ trong đồng phục màu xanh dương. Ảnh: Luke X. Martin.

Theo Police One, năm 1829, lực lượng cảnh sát hiện đại đầu tiên trên thế giới ra đời tại London (Anh). Nhà chức trách khi đó chọn đồng phục màu xanh dương cho cảnh sát vì không muốn công chúng nhầm lẫn lực lượng mới với quân đội quốc gia, vốn có quân phục màu đỏ. Đồng phục màu xanh sẽ giúp lực lượng cảnh sát mới thành lập dễ hòa nhập với cộng đồng.

Tới năm 1845, lực lượng cảnh sát chính thức đầu tiên tại Mỹ được thành lập ở thành phố New York. Dựa trên cảnh sát London, Sở cảnh sát New York cũng sử dụng đồng phục xanh dương, bắt đầu từ năm 1853. Lần lượt sau đó, các thành phố khác tại Mỹ cũng dần xây dựng lực lượng cảnh sát theo mô hình của London, bao gồm cả bộ đồng phục xanh dương tối màu. 


Cảnh sát thành phố New York năm 1871. Ảnh: Wikimedia Commons.

Ngoài cách lý giải nói trên, một số người cho rằng đồng phục màu xanh được chọn là vì nhà chức trách muốn tận dụng số quân phục dư thừa từ quân đội phe Liên bang miền Bắc – đội quân chiến thắng trong nội chiến Mỹ.

Bên cạnh nguyên nhân lịch sử, đồng phục màu xanh dương đậm cũng có tác dụng hữu ích trong thực tế. Sắc xanh tối màu giúp người mặc dễ bảo quản quần áo hơn, dù dính bẩn cũng không quá lộ, từ đó đảm bảo sự chuyên nghiệp của cảnh sát viên.

Hơn nữa, màu tối cũng được cho là có thể giúp cảnh sát khó bị phát hiện trong màn đêm khi phải đương đầu với tội phạm. Năm 1996, cảnh sát quận Baltimore, bang Maryland khi phải trực ca đêm đã ngừng mặc áo sơ mi đồng phục trắng cũng vì sợ trở thành mục tiêu dễ dàng trước họng súng của tội phạm. Áo màu tối có thật sự giúp người cảnh sát hay không chưa được nghiên cứu khoa học xác thực nhưng theo một cảnh sát, anh ta "cảm thấy an toàn hơn khi mặc áo sơ mi tối màu vào ban đêm" và "cảm giác an toàn cũng quan trọng không kém thực tế".

Không chỉ vậy, màu sắc của đồng phục cảnh sát cũng được cho là có thể tác động tới tâm lý người mặc và những người xung quanh. Nhiều thí nghiệm tâm lý cho thấy con người thường gán cho mỗi màu sắc một sắc thái tâm trạng riêng. Ví dụ màu đỏ được cho là tượng trưng cho sự phấn khích và kích thích nên được dùng làm màu của đèn nhấp nháy khẩn cấp. Trong khi đó màu xanh dương mang lại cảm giác an toàn và thư thái.

Đương nhiên, màu xanh dương đậm truyền thống không phải là màu sắc bắt buộc của đồng phục cảnh sát Mỹ vì mỗi tiểu bang hoặc mỗi địa phương đều có thẩm quyền tự quyết định cho mình. Đa phần đồng phục cảnh sát ngày nay mang màu đen, nâu, xanh lá cây, và xám, bên cạnh sắc xanh dương.
Share:

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ áo đồng phục

Văn hóa trong một tổ chức có thể đến từ những chi tiết nhỏ, giúp gắn kết các thành viên và phát triển lâu dài.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy, ngoài tập trung vào chiến lược kinh doanh, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn luôn quan tâm xây dựng yếu tố này.

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, hình thức mà các cá nhân trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ về lợi ích chung của tập thể. Không đơn giản chỉ là khẩu hiệu, văn hóa chỉ thực sự được hình thành khi hành động đi đôi với lời nói.


Văn hóa tập thể là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đơn giản mà đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng, mà ở đó tồn tại nhiều cá thể, mang nhiều tính cách và màu sắc khác nhau. Do vậy, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp muốn hình thành cần phải nuôi dưỡng bằng sự chân thành, nhiệt huyết, sự tác động qua lại giữa các thành viên và trên hết là sức ảnh hưởng của nhà lãnh đạo.

Những doanh nghiệp có nền văn hóa vững mạnh sẽ có đội ngũ nhân sự gắn bó, giữ chân được các nhân tài, từ đó gặt hái được những thành công trong kinh doanh. Trên thế giới, Google là một trong những đơn vị có văn hóa doanh nghiệp tốt nhất. Tại doanh nghiệp này, văn hóa được xây dựng từ những bữa ăn miễn phí, các bữa tiệc những buổi thuyết trình chia sẻ của ban điều hành cấp cao, văn phòng làm việc cho phép nhân viên mang thú cưng đến cùng...

Hay như REI - công ty phân phối đồ dùng và vật dụng cho hoạt động ngoài trời hàng đầu thế giới, luôn trích một phần lợi nhuận của mình để cho nhân viên của mình hưởng những đặc quyền đặc biệt. Từ đó, nhân viên cảm thấy được sẻ chia, gắn kết và tập trung vào việc phát triển các sản phẩm.

Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Đơn cử, Viettel nổi bật với nét văn hóa kỷ luật và nề nếp, hay Tập đoàn công nghệ thông tin FPT được đánh giá cao với tinh thần đồng đội và sự dân chủ.

Cách thể hiện văn hóa doanh nghiệp

Một trong những nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển lâu dài chính là xây dựng văn hóa vững mạnh. Điều này không chỉ quan trọng với những doanh nghiệp lớn, mà những startup hay doanh nghiệp nhỏ càng phải được chú trọng. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là những điều "đao to búa lớn" mà nó có thể là từ những chi tiết nhỏ nhất.


Văn hóa doanh nghiệp thể hiện từ những chi tiết nhỏ, như áo đồng phục.

"Mặc dù là doanh nghiệp nhỏ nhưng chúng tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng nét văn hóa riêng của đơn vị mình. Việc nhận diện thương hiệu đầu tiên mà chúng tôi chọn đó là may áo đồng phục. Với cách làm này mọi người nhìn vào cũng thấy được sức mạnh của tập thể, nét đặc trưng mà chúng tôi muốn thể hiện", chị Vân Anh, Trưởng phòng văn hóa nội bộ tại một công ty công nghệ chia sẻ.

May áo đồng phục là một trong những "chìa khóa" nhanh và tiết kiệm chi phí nhất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng và thể hiện văn hóa doanh nghiệp đến khách hàng, đối tác. Trong đó, việc chọn và thiết kế bộ đồng phục phải được quan tâm đúng mức, bởi một thiết kế xuề xòa cũng khiến người khác đánh giá giá trị và địa vị của doanh nghiệp.

"Những năm gần đây, chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp để thiết kế đồng phục. Đặc trưng về thương hiệu và thể hiện sự đẳng cấp của doanh nghiệp luôn là những yếu tố được khách hàng đặt lên hàng đầu", đại diện Printstyle, đơn vị thiết kế và sản xuất áo đồng phục cho biết.


Những mẫu đồng phục do Printstyle thiết kế.

Printstyle chuyên thiết kế và sản xuất áo thun theo yêu cầu, với 80.000 khách hàng. "Printstyle có công nghệ in ấn áo thun hiện đại, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng in sắc nét, không bong tróc, bay màu và in được trên nhiều chất liệu vật liệu khác nhau", đại diện Prinstyle nói về điểm mạnh.

Đội ngũ thiết kế trẻ, sáng tạo và giàu nhiệt huyết cũng là một trong những thế mạnh của Printstyle. Khách hàng tại Printstyle sẽ được hỗ trợ thiết kế mẫu hoàn toàn miễn phí, giúp biến mọi ý tưởng thành mẫu thiết kế áo cụ thể.
Share:

Bé gái 7 tuổi viết thư xin đổi đồng phục

NEW ZEALAND Không thoải mái khi mặc váy yếm đồng phục, Kayleigh Dryden (7 tuổi, ở thành phố Dunedin) viết thư gửi ban giám hiệu xin mặc quần soóc và được chấp nhận.

Theo quy định đồng phục của trường St Francis Xavier, Kayleigh phải mặc váy yếm qua đầu gối, nhưng em không thích nên viết thư xin đổi. "Chiếc yếm khiến em không thoải mái và bị ngứa khi trời nóng. Liệu em có thể mặc quần soóc đi học giống như các bạn nam trong trường", em viết.

Trả lời học sinh, Hiệu trưởng Carmel Jolly nói: "Tất nhiên là được rồi, tại sao lại không chứ?". Vị này cho biết ban giám hiệu đã xem xét đề xuất của Kayleigh và quyết định cho phép toàn bộ nữ sinh mặc quần soóc tới trường khi trời nóng.


Kayleigh Dryden mặc quần soóc vào ngày 8/11. Ảnh: Otago Daily Times. 

Ryan Priemus, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường St Francis Xavier, nói trường luôn khuyến khích khả năng lãnh đạo, tư tưởng tự do và thích ứng với hoàn cảnh của học sinh. "Chúng tôi rất vui khi nhận được thư của Kayleigh, tự hào khi em đã dành thời gian viết lên mong muốn của bản thân và đề xuất thay đổi", ông nói.

Kayleigh bắt đầu mặc quần soóc đến trường từ ngày 8/11. Cô bé đánh giá đồng phục mới khiến em thấy hạnh phúc, hy vọng các bạn nữ sẽ làm theo.

Đồng phục của nữ sinh trường St Francis Xavier là áo sơ mi trắng và váy yếm kẻ caro đỏ qua đầu gối, nam sinh mặc áo sơ mi trắng và quần soóc màu xám.
Share:

Trường đại học buộc sinh viên mặc đồng phục

TP HCM Quy định sinh viên phải mặc đồng phục của Đại học Công nghiệp Thực phẩm gây ra tranh cãi trái chiều trong hàng nghìn người học trường này.

Nội quy học đường do Đại học Công nghiệp TP HCM ban hành ngày 29/11 nêu rõ: Sinh viên khi đến trường học tập hay liên hệ làm việc với các phòng, ban, khoa, trung tâm, đơn vị thuộc trường phải mặc đồng phục và đeo thẻ. Sinh viên phải giữ quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu.

Sau khi nội quy được ban hành, các diễn đàn của sinh viên nhận được hàng trăm ý kiến trái chiều. Một nhóm cho rằng nội quy này là tốt, tạo nề nếp, tác phong cho môi trường đại học. Số còn lại nhận xét quy định quá khuôn mẫu, quản lý sinh viên đại học như học sinh phổ thông.

"Trường luôn kêu gọi sinh viên phải năng động, sáng tạo, nhưng lại bắt ăn mặc kiểu đồng phục thì đâu thể sáng tạo, thể hiện cá tính?", một nữ sinh năm nhất bày tỏ. "Chưa kể việc bắt mặc đồng phục suốt tuần như vậy là bất tiện vì mỗi người chỉ có hai áo sơ mi, một bộ đồng phục thể dục nên phải giặt ủi liên tục để có đồ mặc, gặp ngày mưa gió rất khổ", em này nói thêm.

Một số sinh viên khác thắc mắc, trường đơn phương đưa ra nội quy này hay đã có khảo sát ý kiến người học. Nếu chưa lắng nghe người học mà ra quy định thì chưa hợp lý. "Muốn thể hiện thương hiệu của trường, chỉ cần yêu cầu sinh viên ăn mặc gọn gàng, phù hợp và đeo thẻ là được. Đồng phục chỉ nên mặc một tuần một lần hoặc các ngày lễ của trường", một sinh viên năm ba nói.


Sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM. Ảnh: HUFI.

Trao đổi với báo chí, PGS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết nội quy này được xây dựng cách đây 8 năm, thông báo mới đây là nhắc lại chứ không phải là ban hành quyết định mới. Nội quy cũng được xây dựng trên cơ sở ý kiến sinh viên, giảng viên nhà trường.

Theo ông Hoàn, quy định mặc đồng phục để nhận diện thương hiệu trường, sinh viên chỉ mặc áo đồng phục, còn quần hay váy là tùy theo sở thích từng người. Mặc áo đồng phục nhằm không tạo khoảng cách giàu nghèo trong sinh viên bởi điều kiện mỗi người một khác. Không phải ai cũng có nhận thức về ăn mặc nên mặc đồng phục là tốt nhất.

Trước đó, nhiều đại học tại TP HCM cũng ra quy định ăn mặc cho sinh viên trong trường với nhiều ý kiến trái chiều, như Đại học Tài chính - Marketing yêu cầu không mặc áo thun không có cổ; Đại học Bách khoa quy định nữ không mang giày cao gót, hạn chế mặc quần jeans.
Share:

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Bài test 2: Đồng phục doanh nghiệp

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành may đồng phục áo phông và sơ mi, Bốn Mùa tự hào đã mang lại những bộ trang phục đẹp mắt và ý nghĩa cho hàng trăm ngàn khách hàng khắp cả nước. Với đa dạng các mặt hàng đồng phục chính như: áo lớp, áo gia đình, áo nhóm, doanh nghiệp – nhà hàng – khách sạn, áo khoác gió – khoác nỉ, đồng phục mầm non, mũ đồng phục,....


Share:

Bài test 1: Đồng phục học sinh

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành may đồng phục áo phông và sơ mi, Bốn Mùa tự hào đã mang lại những bộ trang phục đẹp mắt và ý nghĩa cho hàng trăm ngàn khách hàng khắp cả nước. Với đa dạng các mặt hàng đồng phục chính như: áo lớp, áo gia đình, áo nhóm, doanh nghiệp – nhà hàng – khách sạn, áo khoác gió – khoác nỉ, đồng phục mầm non, mũ đồng phục,....


Share:

BTemplates.com

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog